THCS thi tran Thanh Phu
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Thống kê lượt truy cập

KỶ NĂNG SINH HOẠT TẬP THỂ

Go down

KỶ NĂNG SINH HOẠT TẬP THỂ Empty KỶ NĂNG SINH HOẠT TẬP THỂ

Bài gửi  huynhtuanbtre Fri Mar 05, 2010 3:55 am

KỸ NĂNG TRUYỀN TIN: Phần 1: MORSE
Hiện nay, hệ thống bưu điện trên thế giới không còn sử dụng tín hiệu Morse để truyền đi các bức điện tín nữa. Bởi vì nó đã nhường chỗ cho những phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin như: Fax, Email… những kiểu truyền tin này đã phổ biến rộng rãi trên khắp toàn cầu thông qua đường dẫn truyền Internet. Tuy nhiên, trong trò chơi sinh hoạt tập thể của các đội nhóm hiện nay, chúng ta vẫn còn sử dụng tín hiệu Morse (Moóc-xơ) như một công cụ để phát triển trí tuệ, sự nhạy bén và phản xạ nhanh. Nhưng lớn hơn hết, khi sử dụng tín hiệu Morse để giải mã, ta cũng trân trọng gìn giữ một di sản qúy báu của nhân loại. Nhờ vào đó mà cả thế giới đã đi một bước khá lớn trong công nghệ thông tin toàn cầu. Tín hiệu Morse được truyền đi khắp thế giới được xem như một phát minh vĩ đại nhất của thế kỷ 19. Trong một thời gian dài gần 2 thế kỷ, nó đã giúp cho biết bao nhiêu người ở những vị trí khác nhau trên thế giới được gần lại, nhờ những bức điện của những nhân viên bưu chính phát đi.
* Sơ lược lịch sử:
Người phát minh ra dạng truyền tin Morse là ông: Samuel Finley Brese Morse.Ông sinh ngày 27/4/1791, là một họa sĩ người Mỹ, đã từng sang Anh và Pháp để học hội họa.
1837: Ông được cấp bằng phát minh điện báo Morse.
1844: Bản tin Morse đầu tiên trên thế giới được phát đi từ Washington đến Baltimore (khoảng 60 km) với nội dung “Vinh danh những kỳ công của Thiên chúa”.
1872: Ông qua đời, thọ 81 tuổi.
* Sơ lược lịch sử:

Người phát minh ra dạng truyền tin Morse là ông: Samuel Finley Brese Morse.Ông sinh ngày 27/4/1791, là một họa sĩ người Mỹ, đã từng sang Anh và Pháp để học hội họa.

1837: Ông được cấp bằng phát minh điện báo Morse.

1844: Bản tin Morse đầu tiên trên thế giới được phát đi từ Washington đến Baltimore (khoảng 60 km) với nội dung “Vinh danh những kỳ công của Thiên chúa”.

1872: Ông qua đời, thọ 81 tuổi.
















* Hướng dẫn truyền tin bằng Morse:

- Cách phát tín hiệu bằng còi:

Còi Morse thường được chế tạo bằng kim loại (thau) hoặc bằng nhựa, chúng ta phải dùng môi ngặm kín miệng còi. Đầu lưỡi đè kín lỗ thổi.

Khi thổi âm thanh ngắn (TIC), chúng ta nhả lưỡi ra và đậy lại ngay. Động tác này xảy ra thật nhanh, làm cho người nghe thấy rõ một tiếng TIC thật đanh gọn.

Khi thổi âm thanh dài (TE), chúng ta nhả lưỡi ra một lúc và đậy lại sau khoảng ½ giây. Động tác này xảy ra thật thong thả, làm cho người nghe thấy rõ một tiếng TE dài hơn tiếng TIC.

- Các bước thực hiện phát một bản tin bằng tín hiệu Mosre:

+ Chuẩn bị: Một hồi te thật dài

+ Tín hiệu bắt đầu bản tin: Có một số tài liệu sử dụng nhiều chữ A để khởi đầu bản tin. Nhưng chính xác nhất là ta thổi 2 chữ NW khoảng mấy lần, như thế người dịch chỉ cần lấy giấy bút ra để chuẩn bị nhận tin.

+ Nội dung bản tin: Tùy theo trình độ người dịch mà thổi nhanh hoặc chậm. Với bậc 1 thì tốc độ khoảng 15 ký tự/1 phút. Thổi rành mạch từng ký tự, hết một chữ thì nghỉ một chút, hết một câu thì nghỉ lâu hơn một chút. Thường thì nên thổi 2 lần. Có đôi lúc cũng phải thổi lại đến lần thứ 3.

+ Hiệu chấm dứt bản tin: Thổi chữ AR mấy lần.

Ví dụ: với bản tin có nội dung TIẾN VÀO THẾ KỶ 21, ta sẽ thổi như sau:

* TE…

* TE TIC (N), TIC TE TE (W)/ TE TIC (N), TIC TE TE (W)/ TE TIC (N), TIC TE TE (W),…

* TE (T), TIC TIC (I), TIC (E), TIC (E), TE TIC (N), TIC TIC TIC (S) / TIC TIC TIC TE (V), TIC TE (A), TE TE TE (O), TIC TIC TE TIC (F) / TE (T), TIC TIC TIC TIC (H), TIC (E), TIC (E), TIC TIC TIC (S) / TE TIC TE (K), TE TIC TE TE (Y), TIC TE TIC (R), TIC TIC TE TE TE (2), TIC TE TE TE TE (1).

* TIC TE (A), TIC TE TIC (R) / TIC TE (A), TIC TE TIC (R) / TIC TE (A), TIC TE TIC (R), …

- Bên nhận tin:

+ Sơ đẳng thì nhận bằng kiểu chấm gạch (ban đầu, các điện tín viên của ông Morse cũng nhận tin bằng kiểu chấm gạch). Nhưng kiểu này sẽ làm tốc độ giải mã sẽ chậm lại nhiều, vì ta còn phải có thêm một thao tác tiếp theo là lấy bảng mẫu tự Morse ra dò từng chữ một. Cuối cùng mới có một bản tin hoàn chỉnh.

+ Trước đây khá lâu, có một người điện tín viên nghĩ ra một cách dịch tháp Morse, cách sử dụng tháp Morse như sau:

CÁCH SỬ DỤNG THÁP MORSE

* Nếu chữ khởi đầu bằng TE (-), ta sử dụng phần NỬA THÁP BÊN TRÁI. Theo đó:

- Nếu âm tiếp theo là TE (-), ta sẽ đi theo hướng ngang.

- Nếu âm tiếp theo là TIC (.), ta sẽ đi theo hướng lên.

Ví dụ: TE – TE – TIC – TE sẽ là NỬA THÁP TRÁI – NGANG - LÊN – NGANG: sẽ là chữ Q.

* Nếu chữ khởi đầu bằng TIC (.), ta sử dụng phần NỬA THÁP BÊN PHẢI. Theo đó:

- Nếu âm tiếp theo là TE (-), ta sẽ đi theo hướng ngang.

- Nếu âm tiếp theo là TIC (.), ta sẽ đi theo hướng lên.

Ví dụ: TIC – TIC – TE – TIC sẽ là NỬA THÁP PHẢI – NGANG – LÊN – NGANG: sẽ là chữ F.











+ Cách thứ 3 là cách được xem là hiệu qủa nhất vì đúng theo tiến trình Sư phạm: Học theo 6 bảng đối nhau. Cách này học lần lượt từ bảng 1 đến bảng 6 từ dễ đến khó.























Quy định chung khi viết dấu đường:
1. Viết bên phải đường, rõ ràng, dễ thấy
2. Khoảng cách vừa phải, không nên cách xa quá
3. Nếu có nhiều đội thì nên có ký hiệu riêng


MẬT THƯ

Khái niệm: Là một bức thư được viết dưới dạng bí mật. Nhằm giữ kín nội dung mà giữa người gửi và người nhận cần trao đổi.
Mật thư thường có 2 phần:
1. Bản mật mã: Là những ký tự hoặc hình vẽ, thoạt đầu có vẽ rất khó hiểu. Sau khi nghiên cứu kỹ chìa khóa, ta sẽ tìm ra hướng giải bằng cách đối chiếu những dữ kiện mà chìa khoá đã gợi ý.
2. Chìa khóa: Là một hình thức gợi ý cho người dịch tìm ra hướng giải mật thư. Chìa khóa có thể là một câu thơ hoặc một ký hiệu nào đó bằng hình vẽ. Ký hiệu của chìa khóa là: O
Sau khi giải mã xong, ta sẽ được một bản văn hoàn chỉnh, ta gọi đó là:
Bạch văn: Là một văn bản hoàn chỉnh, tức là sau khi dịch xong, ta viết ra thành một bức thư bình thường mà ai cũng có thể đọc được.

BẢNG CHỮ CÁI QUỐC TẾ:

A B C D E F G H I J K L M

N O P Q R S T U V W Y Z


I. Quốc ngữ điện tín:
- Cách đặt dấu mũ: Thay thế trực tiếp.
- Cách đặt dấu thanh: Đặt sau mỗi từ.
Ví dụ: Với câu: Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Sẽ được viết là:
Coong cha nhuw nuis Thais Sown
Nghiax mej nhuw nuowcs trong nguoonf chayr ra.
II. Đọc ngược:
Có 2 cách đọc:
1. Đọc ngược cả văn bản:
Ví dụ với câu: Kỹ năng sinh hoạt.
Có thể viết là: tạoh hnis gnăn ỹk
(jtaoh hnis gnwan xyk)
2. Đọc ngược từng từ:
ỹk gnăn hnis tạoh
(xyk gnwan hnis jtaoh)
III. Đọc lái:
Trong lúc trò chuyện với nhau, thỉnh thoảng chúng ta vẫn thường hay nói lái để tạo ra những tình huống vui nhộn. Từ đó, ta tạo ra những mật thư bằng cách này.
Ví dụ ta nghe người nào đó nói:”Ngầu lôi tăng kể mẵn cuối khíu chọ”. Thoạt đầu, ta cứ tưởng anh ta là người mới học tiếng Hoa. Nhưng khi nghe giải thích rõ mới hiểu, thì ra anh ta muốn nói: Ngồi lâu tê cẳng muỗi cắn khó chịu.
IV. Đánh vần:
Ở cách này, yêu cầu người dịch phải biết cách đánh vần giống như các em học sinh tiểu học. Nếu đọc lớn lên trong lúc dịch thì sẽ dễ hình dung hơn.
V. Bỏ đầu bỏ đuôi:
Ta chỉ cần bỏ chữ đầu và chữ cuối câu. Phần còn lại chính là nội dung bản tin.







VI. Số thay chữ:
Đây là dạng mật thư rất đơn giản. Ta chỉ cần viết ra 26 chữ cái, rồi sau đó, viết ngay dưới vị trí A là số 1, B là số 2… và Z là số 26. Sau đó dịch bình thường bằng cách: Cứ thấy số nào thì điền chữ tương ứng vào bên dưới.



Như vậy, người đố mật thư có thể thay đổi khóa. Thay vì A=1, thì ta có thể cho A=2, 3… hay một số bất kỳ nào khác, hoặc ta không dùng A mà có thể dùng một chữ nào đó = một số nào đó.
VII. Chữ thay chữ:
Khác với loại mật thư “Số thay chữ” ở trên, loạmật thư “Chữ thay chữ” sẽ thể hiện cho chúng ta thấy một bản tin toàn là những chữ khó hiểu. Từ đó, ta phải giải khóa để hiểu những chữ đó muốn nói gì. Ở đây, ta thử với loại chìa khóa A=b. Trước hết ta phải nhập bảng dưới đây:



Như vậy, người đố mật thư có thể thay đổi khóa. Thay vì A=b, thì ta có thể cho A= một chữ bất kỳ nào khác, hoặc ta không dùng A mà có thể dùng một chữ nào đó cũng được.
VIII. Mưa rơi:
Khi nhìn thấy loại mật thư này, ta chỉ cần đi theo mũi tên của khóa. Ở đây, chữ đầu tiên là chữ C, chữ thứ nhì theo hướng đi của khóa là chữ O. Theo đó, ta sẽ dịch được hết bản tin.



IX. Chuồng bò:
Đây là một dạng mật thư rất quen thuộc (còn gọi là mật thư góc vuông – góc nhọn). TRước hết, chúng ta phải nắm rõ 2 khung cơ bản dưới đây. Cứ mỗi ô sẽ chứa 2 chữ:





Với chữ nằm ở phía bên nào thì ta chấm 1 chấm ở phía bên đó.
Riêng ở khung chéo thứ 2, cách thể hiện cũng chưa có sự thống nhất ở nhiều tài liệu khác nhau. Do đó, chúng tôi liên kê ra hết để cho người soạn mật thư tuỳ ý lựa chọn để lập chìa khóa chom mình. Có tất cả 6 cách để thể hiện, ta muốn làm theo kiểu nào thì đặt khóa theo kiểu nấy.























Đây là dạng mật thư mà ta thường thấy đăng trên các báo Nhi đồng.
Khi thấy một hình vẽ nào đó, ta phải liên tưởng ngay nó là hình gì? Thí dụ như đó là: hình trái CAM. Nếu thấy bên trên ghi là –C và +N, thì ta cứ thực hiện theo yêu cầu của hình. Tức là CAM – C = AM; AM + N = NAM. Vậy chữ dịch được sẽ là chữ NAM. Cứ thế, ta lần lượt tìm ra ý nghĩa của những hình khác còn lại. Sau đó ráp nối lại sẽ thành một câu có ý nghĩa.
Bản mật thư trên sẽ được dịch là: NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ.


CÁCH GIẢI MÃ MẬT THƯ

1. Phải hết sức bình tĩnh
2. Tự tin nhưng không được chủ quan
3. Nghiên cứu khóa giải thật kỹ
4. Đặt các giả thiết và lần lượt giải quyết
5. Đối với việc giải mật thư trong trò chơi lớn, ta nên sao y bản chính và chia thành nhiều nhóm nhỏ để dịch. Như thế, ta sẽ tận dụng được hết những chất xám trí tuệ ở trong đội. Tránh tình trạng xúm lại, chụm đầu vào tranh dành xem một tờ giấy để rồi kết quả không đi tới đâu, mà dễ làm rách tờ giấy mật thư của chúng ta nữa.
6. Cuối cùng, nếu dịch xong, ta viết lại bản bạch văn cho thật rõ ràng, sạch sẽ và đầy đủ ý nghĩa.


KỸ NĂNG 10 NÚT DÂY CĂN BẢN




























































KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG

HOA PHƯƠNG HƯỚNG


















Ngoài ra, còn thêm 8 hướng phụ: Đông Đông Bắc, Đông Đông Nam, Tây Tây Bắc, Tây Tây Nam, Bắc Đông Bắc, Bắc Tây Bắc, Nam Đông Nam, Nam Tây Nam.






La bàn là công cụ để chỉ phương hướng tốt nhất.
Tuy nhiên, nếu trong tay không có la bàn, ta vẫn có thể dùng một số phương pháp khác để xác định phương hướng mà độ chính xác cũng rất cao.
3. CÁCH XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG BẰNG MẶT TRỜI:
1. Cách 1: Xem trực tiếp.
Ngay từ nhỏ khi còn đi học ở tiểu học. Chắc chắn chúng ta đều biết một bài bài học võ lòng về “Xác Định Phương Hướng”. Đó là:
- Sáng: Mặt trời mọc ở hướng Đông.
- Chiều: Mặt trời lặn ở hướng Tây.
- Giữa trưa: Mặt trời đứng bóng.
Sau này, khi càng lớn lên. Chúng ta sẽ nhận ra rằng, phương pháp trên chỉ gần đúng mà thôi. thực tế, vị trí mọc và lặn của mặt trời trong năm không cố định mà thay đổi theo chu kỳ: Xuân Phân, Hạ Chí, Thu Phân, Đông Chí.
Theo đó, (đối với vị trí Việt Nam) những ngày Xuân Phân và Thu Phân thì mặt trời sẽ mọc ở chính Đông và lặn chính Tây (xem hình).






Những ngày Hạ Chí (mùa Hè) thì mặt trời mọc ở Đông Bắc và lặn ở Tây Bắc.
Những ngày Đông Chí (mùa Đông) thì Mặt trời mọc ở Đông Nam và lặn ở Tây Nam. Giữa trưa, Mặt trời không đứng bóng mà lại chệch về hướng Nam, lúc đó bóng của vật sẽ đổ về hướng Bắc.
2. Cách 2: Định hướng bằng GẬY và MẶT TRỜI (Phương pháp Owen Doff)
Owen Doff là một nhà phi công người Anh. Trong suốt cuộc đời lái máy bay đi khắp nơi trên thế giới, ông đã nghiên cứu được một phương pháp xác định phương hướng bằng cách phối hợp giữa GẬY và MẶT TRỜI. Phương pháp này đã được ông thử đi thử lại nhiều lần (trên 1.000 lần) ở nhiều vị trí khác nhau trên Trái Đất (Từ cực Bắc cho đến cực Nam) và ở nhiều thời điểm khác nhau trong ngày (những lúc có bóng Mặt Trời). Cuối cùng, ông đã thu được kết qủa chính xác gần như tuyệt đối.
Cách làm như sau:
- Cắm một cây gậy xuống đất, đỉnh bóng ban đầu của gậy là T (hình 1).
- Đợi khoảng 15 phút sau, bóng gậy sẽ khác đi. Đỉnh bóng của gậy lúc này ta sẽ đặt là Đ (hình 2).



- Nối T với Đ, ta sẽ có đoạn thẳng TĐ và dễ dàng xác định được bên T là hướng Tây và bên Đ là hướng Đông.
- Từ đường thẳng Đông Tây ta kẻ đường vuông góc sẽ có hướng Bắc và Nam.
3. Cách 3: Xác định phương hướng bằng đồng hồ có kim chỉ giờ.
Với một chiếc đồng hồ có kim và 12 số chỉ giờ, ta vẫn có thể xác định phương hướng được. Gồm các bước sau:
- Đặt đồng hồ nằm ngửa trên lòng bàn tay (theo phương nằm ngang) sao cho kim giờ chỉ về hướng của Mặt Trời hiện tại.
- Chia đôi góc do chiếc kim chỉ giờ và đường 6-12 tạo nên. Đường phân giác này sẽ chỉ hướng Bắc – Nam (góc nhỏ nhìn về hướng Nam – góc lớn nhìn về hướng Bắc). Ví dụ trong hình vẽ là 13g00, tức 1g00 chiều.
Nguyên lý của phương pháp này dựa trên hiện tượng Mặt Trời mọc và lặn đối với Trái Đất, tạo thành một đường tròn xung quanh Trái Đất, trong 24 tiếng đồng hồ. Kim giờ của đồng hồ thì quay một vòng tròn trong 12 giờ, nghĩa là trong cùng một thời gian, kim đồng hồ vạch cung lớn hơn 2 lần.


Hiểu một cách ngược lại, nếu ta lấy hướng Bắc – Nam chia đôi cung do kim giờ vạch ra (với vị trí của mặt đồng hồ như đã làm ở trên), ta sẽ tìm thấy hướng của Mặt Trời đang hiện diện.
Tuy nhiên, phương pháp này không chính xác cho lắm, sai số có thể lên đến hàng chục độ. Nguyên nhân chính là vì mặt đồng hồ được đặt song song với mặt phẳng chân trời, còn đường di chuyển hàng ngày của Mặt Trời chỉ ở cực mới nằm trên mặt phẳng nằm ngang. Còn ở các vĩ độ khác, đường đó tạo nên với đường chân trời những góc khác nhau, góc đó có thể lớn hơn 90 độ (ở Xích Đạo). Vì lẽ đó, chỉ có ở vùng gần cực thì mới có thể dùng phương pháp này để xác định phương hướng cho kết qủa chính xác mà thôi.


XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG BẰNG MẶT TRĂNG

Ban đêm nếu có trăng, thì vị trí của Mặt Trăng trên bầu trời có thể giúp chúng ta xác định phương hướng. Do Mặt Trăng cũng nằm trên đường Hoàng Đới, nên dường như nó cũng mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây giống như Mặt Trời. Nhưng Mặt Trăng lại khác Mặt Trời ở chỗ: lúc thì tròn lúc thì khuyết, nên việc xác định phương hướng cũng khác đôi chút. Dân gian ta có câu:

Đầu trăng trăng khuyết ở Đông.
Cuối trăng trăng khuyết ở Tây.
Hoặc đơn giản hơn có thể nhớ:
Đầu tháng Tây trắng.
Cuối tháng Tây đen.
(Tây ở đây là Hướng Tây)
Tứclà ta căn cứ vào khoảng những ngày trước rằm Âm Lịch (từ mùng 1 Âm Lịch đến mùng 14 Âm Lịch) thì phần khuyết của trăng sẽ chỉ về hướng Đông.
Ngày Rằm, suốt đêm quan sát thấy ánh trăng tròn sáng vằng vặc trên bầu trời. Ta có thể dùng “Phương pháp Owen Doff” để xác định phương hướng cũng được.
Còn vào khoảng những ngày sau rằm Âm Lịch (từ mùng 17 đến mùng 30) thì phần khuyết của trăng sẽ chỉ về hướng Tây.






XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG BẰNG NHỮNG ĐỊA VẬT ĐẶC BIỆT

Nếu như không có la bàn, không có ánh Mặt Trời cũng như không có Mặt Trăng… thì ta đành phải sử dụng một số phương pháp cổ điển của một số người dân đi rừng như. Tuy mức độ chính xác không cao, nhưng cũng phần nào giúp cho người lạc lối yên tâm và bình tĩnh tìm được lối về.
Trước hết, nếu có Bản Đồ trong tay, ta có thể sử dụng các dấu hiệu, các địa vật đặc biệt. Thí dụ: một cây cầu, một con đường quốc lộ… mà ta đã biết rõ hướng và vị trí của nó trên Bản Đồ. Có thể xác định vị trí nơi ta đứng, trên cơ sở đó phân biệt các hướng khác nhau.
* Hoa Hướng Dương luôn quay mặt về hướng Đông, do đó nó mới có tên là Hướng Dương (hướng về Mặt Trời mọc).
* Các hình dáng đặc thù của thân cây cao trong khu rừng rậm luôn có chiều hướng về phía Mặt Trời mọc để đón lấy ánh nắng Mặt Trời.
* Ở những vùng nhiệt đới – Xích Đạo, rêu (hoặc địa y phát triển cộng sinh) mọc trên thân cây ở phía Tây rất nhiều. Ở vùng ôn đới thì rêu sẽ mọc hướng Bắc.
* Bụi cây, chòm cây độc lập, trong những tháng có gió Đông Bắc (gió lạnh), khi có động chim từ hướng nào bay ra nhiều, dưới gốc cây có nhiều cứt chim là hướng Tây Nam.
* Lõi của thân cây lớn (thân cây nếu bị cắt ngang) sẽ chỉ về hướng Bắc.
* Dựa vào hướng bay của chim: Mùa Đông thì bay về hướng Nam di trú, mùa Hè thì bay về hướng Bắc (chỉ chú ý những con chim bay cao).
* Măng tre, chuối con thường mọc hướng Đông trước to hơn, các hướng khác mọc sau bé hơn.
* Tổ kiến: che đắp nhiều lá hướng Bắc (kể cả tổ kiến trên cây lẫn dưới đất. Trừ những nơi thấp, không có mưa, ít gió).
* Lỗ của tổ ong, chim đục trên cây làm tổ thường là hướng Đông Nam.

ĐỊNH HƯỚNG BẰNG SAO HÔM – SAO MAI
Sao Hôm và sao Mai thực ra chỉ là một. Nó chính là Kim Tinh (Venus). Một hành tinh thứ hai gần Mặt Trời trong Thái Dương Hệ của chúng ta (xem hình ở dưới).




Bởi vì nó rất gần Mặt Trời cho nên từ Trái Đất nhìn tới, ta thấy nó rất sáng và thường xuất hiện “gần gũi” với Mặt Trời vào những lúc hửng sáng và chập tối.
Lúc Kim Tinh mọc vào khoảng chập tối (sau khi Mặt Trời vừa lặn xong), nó được gọi là Sao Hôm, vị trí của nó ở hướng Tây.
Và khi Kim Tinh mọc vào lúc hửng sáng (trước khi Mặt Trời mọc), nó được mọi người gọi là Sao Mai, vị trí của nó là ở hướng Đông.
CÁCH SỬ DỤNG LA BÀN
Khi sử dụng la bàn, ta cần nhớ rằng hướng Bắc của la bàn (còn gọi là Bắc Từ) không trùng với hướng Bắc của cực (trục) Trái Đất. Chúng các nhau tới gần 2.000km (tức khoảng 13,8 độ Vĩ Tuyến – dài xấp xỉ chiều dài nước Việt Nam). Độ lệch đó gọi là Độ Từ Thiên.



Từ Thiên thay đổi tùy theo vị trí nơi ta đứng trên Trái Đất. Ở một số nơi, Độ Từ Thiên còn thay đổi theo thời gian.
Điểm tập trung Bắc Từ trường của Trái Đất nằm ở trên đảo Bathustle thuộc miền Bắc nước Canada, đó là một hòn đảo từ trường cách chính diện Cực Bắc 13,8 độ. Tọa độ địa lý của Bathustle là 101 độ Kinh Tây và 76,2 độ Vĩ Bắc (điểm có mũi tên chỉ trên bản đồ dưới đây). Nơi đây là trung tâm điểm từ trường của cực Bắc. Do đó, tất cả những loại nam châm (hoặc những kim loại có từ tính) trên qủa địa cầu này đều có một cực chỉ về hướng Bắc.
Còn điểm Nam từ trường thì nằm ở ngoài khơi biển Nam Băng Dương, có tọa độ địa lý là 139 độ Kinh Đông và 65 độ Vĩ Nam (theo số liệu của Cục Đo Đạc bản đồ - năm 1970).

Lợi dụng đặc điểm này, người ta đã tạo ra la bàn để định hướng. Theo các nhà khảo cổ thì những người Trung Hoa đã tìm ra nguyên tắc từ trường và sáng chế ra la bàn từ khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên.
Ở nước ta, Bắc la bàn xem như gần trùng với hướng bắc của qủa đất, Độ Từ Thiên không qúa 1 độ.

hi sử dụng la bàn ta phải lưu ý các điểm sau:
- Không gần vật kim loại: kim nam châm sẽ chỉ lệch.
- Không để gần lửa: Nam châm sẽ mất từ tính.
- Phải để trên một mặt phẳng nằm ngang: kim nam châm sẽ chỉ hướng một cách chính xác.
KỸ NĂNG SƠ CẤP CỨU
Định nghĩa: Sơ cấp cứu là dùng phương tiện tại chỗ với những kỹ thuật, kiến thức đã được trang bị trước để giúp đỡ nạn nhân có hiệu qủa và chuyển đến trạm y tế hay bệnh viện gần nhất.
CÁCH SỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG THÔNG THƯỜNG
ĐẦY BỤNG KHÓ TIÊU
Triệu chứng:
- Xảy ra sau bữa ăn quá nhiều món, thức ăn bị ôi thiu hoặc thức ăn lạ.
- Nôn mửa, đau bụng, ỉa chảy.
Xử trí:
Uống một cốc nước hòa 1 muỗng canh bicacbonat (thuốc muối) hoặc uống một cốc chè đường. Nhịn ăn một bữa.
Tuy nhiên cần cảnh giác, phải đi khám bệnh khi:
- Cơn đau kéo dài qúa 2 giờ.
- Nôn mửa qúa nửa giờ.
- Sốt trên 37,5 độ.
NGỘ ĐỘC THỨC ĂN
Triệu chứng:
- Xảy ra khoảng 6 giờ sau khi ăn.
- Thức ăn ôi thiu, đồ hộp qúa hạn sử dụng.
- Đau bụng dữ dội, nôn mửa nhiều lần.
- Hoa mắt, chóng mặt, ngất, vã mồ hôi.
Xử trí:
- Lấy một lông gà đã rửa sạch, ngoáy họng để gây nôn. Giữ lại chất nôn và nước tiểu.
- Sưởi ấm.
- Điều tra diễn biến sự việc ở người xung quanh.
- Chuyển bệnh viện hoặc mời bác sĩ.
NGỘC ĐỘC NẤM
* MỘT SỐ CÁCH PHÂN BIỆT GIỮA NẤM ĐỘC VÀ NẤM ĂN ĐƯỢC.
+ Nấm độc:
- Thường có hình thù kỳ dị.
- Màu sắc rực rỡ và có ánh lân tinh khi để trong bóng tối.
- Ngắt đọt cây thấy có nhựa trắng.
- Nhai thử thì thấy có vị đắng, cay hay buồn nôn.
- Nếu nấu lên 15 phút, sau đó bỏ vật bằng bạc hay bằng đồng mà bề mặt vật đó bị đen lại.
- Hoặc có bọc loe hình chén – còn gọi là yếm chân cứng (xem hình).
+ Nấm ăn được:
- Dưới mũ có kẻ khía.
- Trên mặt mũ thường trơn láng một màu.
- Có thể có bọc loe (yếm) mềm hình chén ở chân.
Triệu chứng và xử trí:
Tùy thuộc loại.
- Loại nấm gây nôn mửa, ỉa chảy 1 – 4 giờ sau khi ăn. Chỉ cần gây nôn (nếu đến sớm) cho uống nước đường, nước mía. Hoặc nếu có thể uống than hoạt tính tán nhỏ thì rất tốt.
- Loại nấm (rất ngọt) gây viêm gan nhiễm độc sau 12 giờ, dễ gây tử vong (vàng da, hôn mê). Cho bệnh nhân uống nước đường rồi chuyển đến bệnh viện ngay.
* Tóm lại nếu không biết chắc thì tốt nhất là đừng ăn kẻo ngộ độc rất nguy hiểm.
NGỘ ĐỘC THUỐC
- Hay gặp ở trẻ em: cha mẹ cho uống qúa liều hoặc tưởng lầm thuốc là kẹo.
- Thường gặp ở những người có chủ trương tự tử.
Triệu chứng:
- Xanh tím, vã mồ hôi.
- Thở nông hoặc ngưng thở.
Xử trí:
- Thổi ngạt.
- Chuyển ngay đến bệnh viện.
SAY NẮNG
Là tác dụng trực tiếp của ánh nắng lên đầu, gáy nạn nhân trong một thời gian dài.
Triệu chứng:
- Da đỏ, rất nóng và khô.
- Nhức đầu, khó chịu, chóng mặt, mệt, đau lưng.
- Nôn mửa, xây xẩm mặt mày, khó thở.
- Cuối cùng là hôn mê, trụy mạch nếu không được cứu chữa.
- Thân nhiệt cao: 40 – 41 độ C. Đôi khi trên 42 độ C, lúc này người bị nạn có thể bất tỉnh.
Xử trí:
- Đưa nạn nhân đến chỗ râm mát.
- Đặt nằm, đầu hơi cao, cởi quần áo. Quạt cho nạn nhân.
- Chườm lạnh bằng khăn ở đầu (trán, gáy), ở ngực, bụng và hai đùi.
- Cho uống nhiều nước lạnh có pha nước muối (nửa thìa cà phê cho 1 lít nước).
- Chuyển nạnn nhân đến bệnh viện, không đắp chăn. Tiếp tục chườm lạnh.
SAY NÓNG
Là tình trạng cơ thể ở trong một môi trường qúa nóng nhưng ẩm ướt và không có gío, lao động chân tay nặng nhọc.
Có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh sốt cao lại được bọc trong chăn (mền).
Triệu chứng:
- Mệt rã rời, chuột rút. Có thể không sốt.
- Da lạnh, mặt tái nhợt, vã mồ hôi, lạnh, đồng tử giãn.
- Mạch nhanh, nhịp thở nhanh.
- Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn.
- Có thể trụy mạch, ngất xỉu.
- Đối với trẻ nhỏ: sốt cao, lên cơn giật.
Xử trí:
- Đặt nạn nhân ở nơi mát.
- Cho uống nước lạnh hoặc nước có pha 1 thìa (muỗng) cà phê muối cho 1 lít nước.
- Mời bác sĩ.
CHÓ DẠI CẮN
Xử lý:
- Tìm cách điều tra con chó vừa mới cắn mình xong. Nếu là chó dại thì phải nhờ người cố bắt được, không được đánh chết nó.
- Để cho vết thương chảy máu cho nước dãi chó ra bớt.
- Khử khuẩn da xung quanh nhiều lần bằng thuốc tím, cồn íôt hoặc cồn 70 độ, băng lại.
- Đưa đến trạm vệ sinh phòng dịch hoặc viện Pasteur (nếu ở thành phố) để tiêm phòng dại và phòng uốn ván. Nếu giữ con chó đó trong 10 ngày mà không có chuyện gì xảy ra thì có thể ngưng chích.
RẾT CẮN
Rết là một loài bò sát có rất nhiều chân (cả trăm chân), có một đôi răng nhọn hoắt. Sau khi cắn người thì chất độc từ lỗ chân răng phóng thẳng vào vết thương.
Triệu chứng:
- Nếu nhẹ: Sưng nhức, khó chịu.
- Nếu nặng: tổ chức cục bộ bị hoại tử làm viêm tuyến bạch huyết, nóng sốt cao độ, đau nhức đầu, lợm giọng, buồn nôn mửa.
Xử lý:
- Rửa bằng xà bông nước hoặc dung dịch Amoniac.
- Chườm lạnh nhằm làm giảm đau nhức.
- Nếu không thuyên giảm thì chuyển vào bệnh viện.
Theo dân gian:
- Hạt tắc (quất) giã nhỏ, đắp vào vết cắn.
- Giã bạc hà hay lấy rau sam đắp vào vết cắn.
- Hơ chỗ bị cắn vào ngọn đèn hay lửa cho bị nóng lên.
- Thọc tay vào cổ gà lấy chất nhờn bôi vào vết cắn.
- Lấy gòn thấm dầu hôi bóp mạnh vào vết thương.
BÒ CẠP CHÍCH
Mũi kim ở cuối phần đuôi Bò cạp có chứa nọc độc cực kỳ lợi hại và có một số trường hợp có thể đưa đến tử vong, ta không nên xem thường.
Triệu chứng:
Người bị Bò cạp chích cảm thấy đau nhức và sưng tấy lên, chảy cả nước mắt nước mũi, lợm giọng, nôn mửa, tê lưỡi, nhức đầu, buồn ngủ, thở hổn hển, thậm chí có thể hôn mê, nóng sốt cao độ, viêm tụy.
Xử lý:
- Tìm cách lấy ngòi châm độc ra.
- Rửa nước sạch chỗ bị chích, lấy vải lạnh băng lại.
- Chữa bằng cách giác hơi giống như bị rắn cắn.
- Có thể chữa theo dân gian bằng cách rửa sạch và giã nát Bồ công anh và Đại thanh diệp để đắp lên vết thương.
- Nếu thấy chưa thuyên giảm thì phải chuyển gấp vào bệnh viện.
ONG ĐỐT
Triệu chứng:
Đau nhức kịch liệt, sưng tấy đỏ, nóng sốt cao độ, lợm giọng, nôn mửa, lòng bồn chồn hay kích động; nặng hơn có thể bị hôn mê hoặc tử vong.
Xử lý:
- Tìm cách gắp ngòi và túi độc của ong.
- Có thể rửa bằng một trong những loại nước sau: Nước xà phòng, dung dịch Amoniac, nước vôi hoặc không có thì nước sạch cũng được.
- Tán nhỏ Aspirin và rắc lên nơi bị chích để giảm đau.
- Nếu là ong vàng thì rửa bằng giấm hoặc hành tươi.
- Có thể chữa theo dân gian bằng cách rửa sạch và giã nát Thất diệp nhất chi hoa, Tử hoa địa đinh, bồ công anh và Bán biên liên để đắp lên vết thương.
- Người dân tộc thường cố đập chết con ong lấy xác xé làm đôi và đắp lên vết cắn.
- Dùng gạc tiệt trùng để băng bó vết thương.
- Nếu có nhiều vết đốt thì chuyển viện gấp.
ĐỈA HOẶC VẮT CẮN
Hãy yên tâm, hai con này cắn thì không thấy đau, nhưng sẽ bị mất máu.
Đỉa thì ở dưới nước: ao, hồ… to bằng khoảng ngón tay út. Người ta có câu “Dai như đỉa” có nghĩa là khi nó đã bám vào người nào để hút máu thì rất khó dứt ra. Vết cắn của nó hơi ngứa ngứa chút đỉnh.
Vắt thì ở trên cạn, chỉ nhỏ bằng que tăm, thường nằm dưới lá ẩm mục. Nó có vẻ “khôn” hơn con đỉa ở chỗ: Không bao giờ hút máu liền ngay sau khi bám vào người chúng ta. Nó thường cẩn thận bò len lỏi vào những chỗ kín nhất trong cơ thể chúng ta, lúc ấy mới tiến hành hút máu. Đến khi ta phát hiện thì hỡi ôi! Con vắt ban đầu chỉ bằng que tăm, giờ đây nó đã lớn bằng ngón tay cái. Điều đ1o có thể hiểu rằng số lượng máu của ta mất đi ngang bằng với kích thước thực tại của nó.
Triệu chứng:
Sau khi cắn, những con vật này thường tiết ra chất Hirudin nên máu cứ chảy không ngừng vì chất này có khả năng chống đông máu.
Xử lý:
- Con đỉa kỵ vôi hoặc xà phòng. Do đó, khi đi tắm chỗ nào nghi có đỉa thì nên mang theo 2 thứ đó. Nên khi nếu lỡ ta bị đỉa hút máu, thì hãy bôi một trong 2 thứ này vào: Nó sẽ nhả ra ngay.
- Nếu chúng chui vào mũi hoặc tai (hoặc bất kỳ ngóc ngách nào trên co thể): lấy nước vôi trong bơm vào cho nó nhả ra. Sau đó dùng kẹp gắp.
- Dùng mật ong nguyên chất nhỏ vào, nó cũng nhả ra.
- Bôi dung dịch Perchlorure mà đem cầm máu là hiệu qủa nhất.
VE CẮN
Có 2 loại ve: Ve cắn (mà người ta hay gọi là ve chó) và ve không cắn (ve sầu kêu rả rích vào mùa hè).


Triệu chứng:
- Khi cắn vào ai, ve sẽ bám vào và hút máu.
- Khi có động, ve sẽ tự động làm đứt phần đầu giả (nhỏ xíu nhưng đầy gai) dính lại vào vết cắn làm cho nạn nhân đau đớn, có khi cả năm sau mới hết khó chịu.
Xử lý:
- Nếu ve còn bám vào da, không nên động vào nó mà nên dùng nước điếu nhỏ vào, hoặc có thể lấy lửa diêm hay than đỏ dí từ từ vào, nó sẽ tự rơi ra.
- Sau đó dùng vôi ăn trầu bôi vào vết cắn.
- Nếu có thuốc mỡ DEP để bôi vào là tốt nhất.
NGỨA DO TRÚNG MẮT MÈO
Triệu chứng:
Khi bị trúng mắt mèo, ta thấy rất ngứa. Nếu gãi lãi càng thấy ngứa thêm, vết gãi sẽ càng tấy đỏ. Trái mắt mèo giống trái me nhưng đầy lông gây ngứa, nếu trúng mắt có thể gây mù mắt.

Xử lý:
- Đốt giấy hơ lên chỗ ngứa.
- Nắm cơm nếp (hoặc cơm tẻ cũng được) lăn trên da mặt.
- Hoặc dùng băng keo dán vào những nơi da bị ngứa rồi lột ra để loại bỏ các lông.
RẮN CẮN
XÁC ĐỊNH LÀ RẮN ĐỘC CẮN
Khi bị rắn cắn, bất kể là loại rắn nào, ta cũng phải hết sức cẩn thận. Nếu chu vi vết cắn gây đau nhức kịch liệt, sưng phù, nạn nhân nhức đầu, hoa mắt, buồn nôn… thì có thể là đã bị rắn độc cắn. Dựa vào con rắn đã đánh, bắt được: rắn lục, hổ mang, cạp nong, cạp nia…




Triệu chứng:
- Nếu là rắn lục hay chàm quạp thì vết thương xưng tấy đau nhức rất nhanh.
- Nếu là rắn hổ, vết thương ít sưng đau nhưng vài giờ sau nạn nhân có thể chết vì ngạt thở do chất độc làm liệt hô hấp.
Xử lý:
- Thật bình tĩnh, không được cử động mạnh. Nếu không nọc độc sẽ càng lan nhanh trong cơ thể.
- Dùng băng cuộn hay nẹp vải băng chặt phía trên vết rắn cắn khoảng 5cm. Nếu làm garô thì phải cẩn thận: cứ sau 1 giờ thì nới garô 1 lần, ghi chép nhật ký garô.


- Khử khuẩn vết cắn bằng thuốc tím hoặc cồn íôt. Có thể tẩy nọc tại chỗ bằng nước xà phòng hoặc các loại nước có chất chua hay chát.
- Lấy một con dao thật bén đã khử trùng sạch sẽ (bằng lửa là tốt nhất) rạch vào mổi vết răng nanh một hình chữ thập (+) dài khoảng 1cm và sâu 1,2cm.
- Dùng miệng (không sâu răng hoặc có vết thương bên trong) hút nọc độc và nhổ đi trong khoảng 15 phút. Nếu có ống giác hơi thì càng tốt. Lưu ý: Phương pháp này phải làm ngay sau khi bị cắn, chứ nếu đã bị cắn sau 30 phút rồi thì xem như vô ích.
- Cho nạn nhân uống cà phê hoặc chè đặc.
- Quấn nước đá vào một khăn vải và đắp chườm xung quanh vết rắn cắn.
CHỮA DÂN GIAN:
-Hòa chung 20g bù ngót (hoặc rau răm hay cây kim vàng) với 5g phèn chua: giã nhuyễn, nước để uống, xác đắp lên vết cắn.
- Nhai cùng một lúc 6-7 lá trầu, 1 qủa cau, một chút vôi trầu, một miếng quế bằng ½ ngón tay út giã nhuyễn. Nuốt hết nước cốt vào miệng.
- Chuyển nạnnhân đến bệnh viện (tránh bị dằn xóc-càng êm càng tốt).
SỐT CAO
Triệu chứng:
Sốt cao có nhiều nguyên nhân, nhưng bản thân sốt coa trên 39 độ C có thễ nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.
Xử trí:
- Đối với trẻ nhỏ, cởi hết quần áo, mũ trên người đứa trẻ.
- Ở người lớn chỉ cho mặc quần lót.
- Chườm khăn, nước lạnh hoặc nước mát lên đầu, ngực, bụng, đùi, háng và sau gáy – khi hết lạnh, thay khăn khác.
- Quạt cho người bệnh.
- Chỉ ngừng khi nhiệt độ hạ xuống dưới 38 độ C.
- Cho uống nhiều nước lạnh, nước trái cây.
- Nếu sốt cao qúa 40 độ C có thể xuất hiện co giật.
- Phải chườm lạnh tích cực hơn.
- Khi đỡ sốt, mời bác sĩ khám để tìm nguyên nhân.
- Không được cho uống Aspirin nếu bệnh nhân hay đau vùng dạ dày (bụng trên).
CHẢY MÁU CAM
Xử trí:
- Ngồi yên, không khịt mũi, khạc nhổ, không nuốt máu.
- Bóp chặt hai cánh mũi bằng hai ngón tay trong 10 phút cho đến khi máu ngừng chảy.
- Nếu máu vẫn chảy, làm một nút bông gòn dài thấm bông vào một nửa ống Adrenalin rồi nút vào lỗ mũi, để thò đầu bông ra ngoài.
- Tiếp tục bóp chặt mũi.
- Vài giờ sau, bỏ tay ra kiểm tra xem máu còn chảy không?
- Ở người nhiều tuổi, máu thường chảy ở lỗ mũi sau, khó cầm, cho nạn nhân cúi đầu về phía trước, ngậm một hăn tay mùi xoa đã gấp nhỏ, không được nuốt.
- Sau đó đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện.
CÁC BẢNG HIỆU GIAO THÔNG THƯỜNG GẶP












LUẬT GIAO THÔNG DÀNH CHO NGƯỜI ĐI XE ĐẠP
1. Không đi xe đạp trên lề đường, vườn hoa, công viên và những nơi có bảng cấm.
2. Khi lái xe không được buông cả hai tay lái, hoặc lôi kéo xe khác, không được đi hàng 3, không được cua quẹo gấp trước đầu xe lớn.
3. Không được chạy lấn tuyến sang đường của xe cơ giới.
4. Không được chở 3, không được dắt súc vật chạy theo xe, không được chuyển chở cồng kềnh.
5. Chỉ được chạy những loại xe vừa tầm chân chống xuống đất.
10 ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI LÁI XE MÁY
1. Luôn đội mũ bảo hộ khi điều khiển xe.
2. Thường xuyên kiểm tra các bộ phận chủ yếu của xe như: Vỏ, thắng, đèn…trước khi vận hành.
3. Nhớ quan sát sau lưng và báo hiệu trước khi vượt xe khác.
4. Tuân thủ đèn báo, biển báo và các tín hiệu giao thông.
5. Không lấn tuyến, không đi ngược chiều.
6. Cẩn thận giảm tốc độ ở các đoạn đường xấu.
7. Không phóng nhanh, vượt ẩu.
8. Không uống rượu, bia và các chất kích thích khác khi điều khiển xe.
9. Khi đi qua các giao lộ, phải cẩn thận giảm tốc độ để đề phòng mọi bất trắc có thể xảy ra.
10. Phải cẩn thận khi lưu thông trên đường vắng, nhất là khi tầm nhìn hạn chế và ít xe. Nên chạy chậm để kịp phản xạ trước mọi bất trắc.
KỸ NĂNG DỰ BÁO THỜI TIẾT
A. THÔNG QUA MUÔNG THÚ
Tạo hóa đã ban cho loài vật một phản xạ dự báo thời tiết hay hơn loài người gấp nhiều lần. Mặc dù chúng không biết nói, nhưng những giác quan của chúng cực kỳ nhạy bén. Nếu chúng ta biết chú ý hành động của những con vật xung quanh mình, chắc chắn chúng ta sẽ nhận được rất nhiều bài học rất hay về dự báo thời tiết ? Những bài học từ thiên nhiên bao giờ cũng rất bổ ích.
Sau đây là những câu chuyện có thật được sách vở ghi chép lại:
- 1953: Tại Hy Lạp, từng đàn chim hạc bay lượn nử giờ trước khi xảy ra động đất làm sụp đổ 20.000 nóc nhà, 167 người bị thương và mất tích.
- 1923: tại Tokyo trước khi có động đất, từng bầy chó nghểnh mõm lên trời tru vang dậy.
- 1962: Tại thung lũng Chevrence (Pháp) kiến đào hang sâu xuống đất tới 60cm. Qủa nhiên năm đó ở châu Âu lạnh ghê gớm.
- 1963: Tại Nam Mỹ ở trường đua các con ngựa hí vang và không chịu chạy, liền sau đó một trận động đất dữ dội làm sụp đổ toàn thể khán đài.
- Tháng 3/1964: tại vườn bách thú ở Tacomce thuộc tiểu bang Washington (Hoa Kỳ), tự nhiên các thú vật đều đồng thanh kêu inh ỏi, không ai ngờ rằng chúng đã tiên đoán trước một trận động đất dữ dội sẽ xảy ra ở Alaska. Cách chúng đến 2.500km.
- Đêm 9/10/1963: ở Ý cả bầy thỏ vội vã chạy ra khỏi thung lũng của đập nước, băng qua đầu một chiếc ôtô. Cách đó không xa, con chim Kim Tước của gia đình nọ bỗng dưng vùng lên kêu thét trong lồng, nó hấp tấp tìm cách ra khỏi lồng bằng mọi giá, bất chấp cái đầu bị kẹt cứng giữa 2 chấn song. Gia đình chủ của con chim này vội vã chạy ra khỏi nhà thoát khỏi thung lũng. Họ đã kịp thoát chết trong gang tấc. Sáu giờ đồng hồ sau liền có một cột nước khổng lồ cả triệu tấn đổ ập bao trùm lên một đập nước và làm cho 2.500 người chết.
* TRỜI TỐT (trời nắng)
- Khi trời đang mưa tầm tã, gà bỗng cất tiếng gáy là chắc chắn Mặt Trời sẽ rạng rỡ trở lại.
- Bướm xuất hiện nhởn nhơ trên cây cỏ là thời tiết không thể nào xấu được.
- Qụa bay vào buổi sáng xấu trời thì chắc chắn ngày đó sẽ nắng đẹp.
- Dơi bay lượn lúc hoàng hôn: trời khô ráo.
- Thằn lằn bò được trên vách bình thường: trời tốt.
- Nhện kéo tơ chăng lưới: trời tốt. Nếu trời sắp lặn mà nhện vẫn còn làm việc chăm chỉ: đêm đó trời quang mây tạnh.
* THỜI TIẾT KHÁC:
- Chim chóc thường im tiếng hót nửa giờ trước khi có hiện tượng nhật thực.
Hạc bay lượn thành vòng cả bầy trên trời là điềm báo nguy sắp có động đất.
- Chó tru giữ dội là sắp có thiên tai.
- Ngựa hí vang và không chịu chạy: sắp có động đất.
- Cá heo tự nhiên từ ngoài khơi lội nhanh vào bờ là sắp có gió bão.
* TRỜI MƯA:
- Én bay thấp.
- Chim gõ kiến kêu.
- Kiến chuyển thức ăn lên chỗ cao.
- Chuồn chuồn bay vào tháng bảy: trời sắp có bão.
- Ếch nhái đồng loạt ra khỏi hang: sắp có mưa bão.
- Ong di tản chỗ ở trước khi có mưa bão có khi cả hơn 2 tuần.
- Mèo lấy chân gãi sau lỗ tai: sắp có mưa.
- Sứa biển xuất hiện nhiều: sắp có mưa to.
- Nhện rút ngắn mấy sợi tơ xung quanh lưới cho vững vàng, bền chặt. Sau đó nằm yên trong lưới: Trời sắp có mưa bão to.
- Cóc nghiến răng.
- Mối bay ra khỏi tổ.
- Con cà niễng hay con nhện nước ẩn mình dưới cỏ, bèo: trời sắp mưa.
- Tiếng đàn qụa sẽ tụ họp rồi vụt bay tán loạn là báo hiệu sắp có mưa to, bão lụt.
- Nhà nông vẫn dùng phương pháp bỏ con đỉa vào chai, nếu thấy chúng bò dần lên miệng chai thì trời sắp mưa (nếu trời tốt nó sẽ nắm lì ở đáy chai).
B. THÔNG QUA CA DAO, TỤC NGỮ VIỆT NAM
1. CÁC LOÀI VẬT
* CON KIẾN
- Kiến dọn tổ thời mưa.
- Kiến đen tha trứng lên cao
Thế nào cũng có mưa rào rất to.
- Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt.
- Tháng bảy kiến đàn, đại hàn hồng thủy.
- Kiến cánh vỡ tổ bay ra, bão táp mưa sa gần tới.
* CON CHUỒN CHUỒN
- Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão.
- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.
* CON GÀ
Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
* CON ÉN
Én bay thấp mưa ngập bờ ao,
Én bay cao mưa rào lại tạnh.
* CON CHÓ
Sầm Đông, sáng Bắc, tía Tây,
Chó đen ăn cỏ, trời này thì mưa.
* CON ẾCH - CÓC
- Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.
- Cóc nghiến răng, đang nắng thì mưa.
* CON SẾU
Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét.
* CON QỤA – CON SÁO
Qụa tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.
2. BẰNG MẶT TRỜI - MẶT TRĂNG
- Mặt trời có quầng thì hạn,
Mặt trăng có tán thì mưa.
- Trăng quầng thì hạn, Trăng tán thì mưa.
3. BẰNG SAO
- Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
- Đêm trời tang (trời u ám), trăng sao không tỏ
Ấy là điềm mưa gió tới nơi.
Đêm nào sao sáng xanh trời,
Ấy là nắng ráo yên vui suốt ngày.
4. GIÓ
- Mùa nực gió Đông thì đồng đầy nước.
- Tháng sáu heo may, chẳng mưa thì bão.
- Cơn đằng Đông vừa trông vừa chạy
Cơn đằng Tây vừa cày vừa ăn.
Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi.
Cơn đằng Bắc đổ thóc ra phơi (hoặc cơn đằng Bắc lắc rắc vài hột).
5. CHỚP
- Chớp thừng chớp chão, chẳng bão thì mưa.
- Chớp đằng Đông, mua dây mà tát.
6. BẰNG MÂY
- Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang,
Mây kéo lên ngàn thì mưa như trút.
- Vàng mây thời gío, đỏ mây thời mưa.
- Mây xanh thì nắng, mấy trắng thì mưa.
- Thâm Đông, hồng Tây, dựng mây;
Ai ơi! Ở lại ba ngày hãy đi.
7. MỐNG (cầu vồng)
- Mống cao gió táp, mống áp mưa rào.
- Mống cao gió táp, mống rạp mưa dầm.
- Mống đông vồng tây,
Chẳng mưa dây cũng bão giật.
- Mống vàng thì nắng, mống trắng thì mưa.
- Mống dài trời lụt, mống cụt trời mưa.
- Vồng chiều mưa sáng, ráng chiều mưa hôm.
- Vồng rạp mưa rào, vồng cao gió táp.
8. CÂY CỎ
- Trời đang nắng, cỏ gà trắn gthì mưa.
- Rễ si đâm ra trắng xóa,
Mưa to gió lớn hẳn là tới nơi.

mời các bạn tham khảo nhé sunny

huynhtuanbtre

Tổng số bài gửi : 8
Join date : 12/11/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết